Tai mũi họng trẻ em là gì?
Bệnh tai mũi họng là nhóm bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Tai, mũi họng là các cơ quan có cấu trúc và cơ chế hoạt động phức tạp liên quan trực tiếp với nhau giúp một người tạo ra âm thanh (nói) – nghe – ngửi, thở – nuốt. Các bệnh liên quan đến tai mũi họng là các bất thường liên quan đến cấu trúc, chức năng, hoạt động của các bộ phận kể trên.
Dấu hiệu bệnh tai mũi họng ở trẻ em
Bé bị tai mũi họng bố mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
Hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi / ngạt mũi
Sức khoẻ bình thường, bé thở bằng mũi đều nhịp, chậm rãi, không xuất hiện âm thanh và miệng ngậm. Nếu bố mẹ có bịt 1 bên mũi bé vẫn thở một cách dễ dàng.Tuy nhiên, khi bị tai mũi họng bé sẽ thở khó khăn hơn và trong tiếng thở có âm thanh lạ.
- Bố mẹ bịt một bên mũi và đặt lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia, nếu cảm nhận được có luồng gió đi qua sẽ biết được bé bị tịt mũi bên nào
- Bé thở bằng miệng họng khô, rát, chất nhầy của mũi chảy xuống họng khiến bé cảm thấy vướng nên bé hay bị ho và trớ
- Bố mẹ dễ dàng phát hiện bé bị chảy nước mũi thò lò ra cửa mũi trước.
- Với các bé sơ sinh đang bú mẹ, tắc nghẹt mũi sẽ khiến bé bú khó khăn hơn. Bởi lẽ, khi bú bé sẽ không thở được bằng miệng nên bú không được dài hơi như trước hay phải dừng để há mồm lấy oxy. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị sặc sữa.
- Một số trường hợp bé bị viêm mắt do nhiễm khuẩn từ mũi đi lên
- bé bị tắc mũi sẽ bị thiếu không khí nên ban đêm thường hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc
- Ngạt / tắc mũi là nguyên nhân gây ra tắc vòi tai nên bé có thể bị ù tai, nghễnh ngãng, gọi bé lúc nghe được lúc không.
Sốt cao, rát họng, khó nuốt, ho khan
- Đây là những dấu hiệu đặc trưng chứng tỏ bạn bị viêm họng mãn tính. Đầu tiên là những cơn ho kéo dài dai dẳng và xuất hiện nhiều về đêm. Sau đó là tình trạng đau họng âm ỉ, khó nuốt nước bọt / thức ăn. Trong giai đoạn này bé thường chán ăn, bố mẹ nên thay đổi cách chế biến thức ăn cho bé sang dạng lỏng hoặc súp để bé nuốt dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, nếu bé bị viêm họng do dị ứng có thể sẽ cảm thấy ngứa họng, khó chịu như vướng phải dị vật trong cổ họng. Các triệu chứng trên không được trị đúng cách và kịp thời sẽ xuất hiện đờm xanh chứng tỏ bé bị viêm họng mãn tính do bội nhiễm vi khuẩn. Nếu bị đờm trắng là bị viêm họng do siêu vi.
Thay đổi tiếng khóc, tiếng nói – ồm ồm nghe rất nặng
- Nếu tiếng nói, tiếng khóc phát ra đục như bị bịt mồm thường là dấu hiệu viêm amidan
- Nếu tiếng nói, tiếng khóc ồm ồm như tiếng ễnh ương là dấu hiệu bệnh lý viêm thanh quản
Đau tai, thính giác giảm
- Trẻ nói được sẽ kêu đau tai, ù tai được mô tả như tiếng mạch đập, đau dần lan xuống hàm dưới hoặc kéo lên thái dương
- Với trẻ chưa biết nói sẽ hay dụi tai vào gối vào vai người bế và khóc thét vì đau
- Có thể xảy ra hiện tượng chảy mủ tai thường là mủ của viêm tai giữa cấp đang ở giai đoạn vỡ mủ. Trường hợp này hay bị nhầm lẫn là ráy tai
- Đau tai sẽ làm giảm thính giác khiến bé khó tập trung khi học tập. Gọi phía sau bé có thể không nghe thấy
1. Các thủ thuật được thực hiện trong điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng ở trẻ em bao gồm:
- Lấy dị vật họng miệng
- Cầm máu sau phẫu thuật cắt Amiđan hoặc nạo VA dưới gây tê
- Cắt phanh lưỡi
- Nạo VA gây tê
2. Các phẫu thuật được thực hiện trong điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng ở trẻ em bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi cầm máu sau nạo VA
- Phẫu thuật nội soi nạo VA bằng sóng radio cao tần
- Phẫu thuật nội soi nạo VA bằng sóng cao tần
- Phẫu thuật nạo VA
- Phẫu thuật cắt Amiđan bằng laser
- Phẫu thuật cắt Amiđan bằng Plasma
- Phẫu thuật cắt Amiđan bằng sóng cao tần
- Phẫu thuật cắt Amiđan
Lưu ý: Tùy vào từng loại phẫu thuật & thủ thuật mà bệnh nhận sẽ được chỉ định điều trị tại phòng khám hoặc bệnh viện.