Hiện có 2 phương pháp điều trị cho người bị dị tật này, trong đó cũng có phương pháp sử dụng sụn sườn của bệnh nhân điêu khắc thành vành tai, thời gian phẫu thuật kéo dài và phải trải qua 2-3 lần phẫu thuật.
Mỗi lần tạo vành tai bác sĩ sẽ lấy phần sụn của 3 xương sườn 6, 7, 8 liền nhau để tạo. Tạo một vành tai sẽ mất một bên sụn sườn, tạo lần hai sẽ mất bên sụn sườn còn lại.
Phương pháp tạo hình vành tai được tiến hành làm hai giai đoạn.
Giai đoạn một: Tạo túi da ở vùng tai bị khiếm khuyết. Lấy sụn sườn tạo hình khung sụn vành tai. Cấy vào túi da nuôi sụn tạo khung vành tai. Công đoạn này mất 5-6 giờ vì đòi hỏi phẫu thuật viên phải thật tỉ mmỉ, thận trọng từng chút một. Khi mảnh ghép và khung sụn được nuôi sống sẽ tiến hành giai đoạn hai.
Giai đoạn hai: Lấy da, tạo hình vành tai, nâng vành tai lên vị trí bình thường để hoàn thành công việc tạo hình. Không tính đến rủi ro khi phẫu thuật như tất cả ca phẫu thuật bình thường, trong tạo hình vành tai, rủi ro lớn nhất (nếu có) thường xảy ra ở giai đoạn đầu.
Tuổi sớm nhất có thể tạo hình vành tai là 6 tuổi với điều kiện cơ thể có trọng lượng tối thiểu 20 kg. Lứa tuổi lý tưởng nhất để thực hiện tạo vành tai cho trẻ là 12 – 13 tuổi. Với điều kiện này, vành tai trẻ gần như bằng với người trưởng thành.