Lỗ thủng màng nhĩ là tình trạng rách lớp mô ngăn cách giữa ống tai ngoài và tai giữa, nếu không chữa trị có thể dẫn đến viêm tai giữa hoặc mất thính lực. Khi màng nhĩ bị thủng do chấn thương hoặc viêm tai giữa sẽ làm cho sức nghe giảm và tai giữa rất dễ bị nhiễm trùng.
Lỗ thủng màng nhĩ là gì?
Màng nhĩ là màng mỏng ngăn cách tai giữa và tai ngoài. Một vết rách ở màng này được gọi là thủng màng nhĩ. Khi màng nhĩ thủng, bạn có thể nghe kém. Nó có thể mất vài tuần để liền lại mà không cần điều trị. Nếu không bạn có thể cần phẫu thuật tạo hình màng nhĩ hoặc vá nhĩ.
Chích nhĩ tạo lỗ thủng đôi khi được thực hiện để giảm áp lực chẳng hạn như thoát dịch ứ đọng trong tai giữa. Phẫu thuật sửa chữa lỗ thủng nhỏ (vá nhĩ đơn thuần) sử dụng vật liệu giống giấy hoặc gel.
Tạo hình màng nhĩ là phẫu thuật tái cấu trúc lỗ thủng màng nhĩ lớn hơn và bao gồm làm mới viền xơ và vạt da nhỏ để sửa chữa lỗ thủng
Dấu hiệu cho thấy bạn có thể có lỗ thủng màng nhĩ
1, Nghe kém
2, Chóng mặt quay
3, Buồn nôn hoặc nôn do chóng mặt
4, Đau tai
5, Chảy dịch nhầy, mủ hoặc máu qua tai
6, Ù tai
7, Các đợt viêm tai
8, Liệt mặt
9, Choáng váng
Mức độ nghe kém của bạn phụ thuộc vào kích thước lỗ thủng màng nhĩ. Hãy cho bác sĩ của bạn biết về các dấu hiệu lỗ thủng màng nhĩ mà bạn gặp phải để tìm hướng điều trị đúng.
Lỗ thủng màng nhĩ được đánh giá bằng cách nào?
Bác sĩ chuyên khoa tai, bác sĩ tai mũi họng có thể thăm khám đánh giá để xác định bạn có lỗ thủng màng nhĩ hay không. Họ có thể cần các thăm dò khác để xác định xem bạn có nghe kém hay không. Các thăm dò bao gồm:
1, Đo thính lực để xác định sức nghe ở các dải tần số và cường độ khác nhau.
2, Đo nhĩ lượng bao gồm việc đặt một thiết bị vào ống tai ngoài để xác định phản hồi màng nhĩ với thay đổi áp lực không khí.
3, Âm thoa đánh giá nghe kém bởi tổn thương tai giữa, cơ quan nhận cảm âm thanh hoặc dây thần kinh của tai trong hoặc cả hai.
4, Xét nghiệm bệnh học giúp xác định thành phần từ dịch tai của bạn.
Trước buổi hẹn:
- Theo dõi các triệu chứng bạn gặp phải
- Cho bác sĩ của bạn biết nếu có tiền sử gia đình viêm tai
- Lưu ý các di chuyển hàng không, chấn thương đầu, tai gần đây
Nguyên nhân thủng màng nhĩ là gì?
Một nghiên cứu năm 2018 ở Mỹ đã xác định nguyên nhân chính gây rách màng nhĩ là do chấn thương. Nghiên cứu trên 949 trường hợp đến phòng khám cấp cứu. Lý do chính dẫn đến chấn thương thủng màng nhĩ là dị vật, đặc biệt là đầu tăm bông.
Nghiên cứu cho thấy thủng màng nhĩ sau chấn thương thường gặp nhất ở trẻ dưới 18 tuổi với dị vật là nguyên nhân chính ước tính 60,6% trường hợp. Riêng đầu tăm bông chiếm 45,3% các trường hợp chấn thương.
Các nguyên nhân hay gặp khác bao gồm: chấn thương nước, thường gặp nhất ở trẻ vị thành niên tuổi 13-18, cũng như các chấn thương vùng đầu, chấn thương áp lực nổ và ngã.
Một nhiễm trùng ở tai có thể dẫn đến tình trạng được biết là viêm tai giữa, một bệnh của tai giữa. Phần tai này nằm sau màng nhĩ. Nhiễm trùng tai nguyên nhân do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào tai giữa và dẫn đến viêm, chảy dịch. Dịch tai có thể làm tăng áp lực lên màng nhĩ, dẫn đến đau tai và trong trường hợp nặng, màng nhĩ bị vỡ.
Chấn thương áp lực có thể dẫn đến vỡ rách màng nhĩ. Chấn thương áp lực tai là tình trạng áp lực tác động lên màng nhĩ và các cấu trúc tai giữa khác do có sự chênh lệch đáng kể về áp suất không khí giữa bên trong và bên ngoài tai. Tình trạng này thường gặp nhất khi thay đổi độ cao nhanh chóng, chẳng hạn như cất cánh và hạ cánh trên các chuyến bay, lặn biển, lái xe trên núi hoặc thậm chí trong thang máy chuyển động nhanh.
Biến chứng của thủng màng nhĩ?
Màng nhĩ có 2 chức năng chính: Thính giác và bảo vệ.
Khi sóng âm truyền đến màng nhĩ, màng nhĩ sẽ rung lên, sau đó nó chuyển từ rung động sóng thành kích thích thần kinh.
Màng nhĩ cũng đóng vai trò như hàng rào bảo vệ tai giữa khỏi những vật thể lạ.
Nếu bạn bị thủng màng nhĩ, màng nhĩ của bạn có thể không hoạt động bình thường. Ví dụ, bạn có thể bị nghe kém dẫn truyền. Viêm tai giữa là thường gặp.
Nhớ rằng màng nhĩ bảo vệ tai giữa khỏi vi khuẩn. Nếu màng nhĩ thủng không được điều trị, nó cũng gây dễ nhiễm trùng.
Các yếu tố nguy cơ thủng màng nhĩ
Khả năng bị thủng màng nhĩ tăng lên nếu bạn:
● Bị thương ở tai
● Nhét dị vật vào tai
● Lặn biển thường xuyên
● Đi máy bay thường xuyên
● Có tiền sử vỡ màng nhĩ
● Có tiền sử phẫu thuật tai
Bạn có thể thảo luận các cách để bảo vệ bản thân khỏi khả năng bị thủng màng nhĩ với bác sĩ của mình.
Làm thế nào để bạn ngăn ngừa lỗ thủng màng nhĩ?
Có một số cách bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi chấn thương màng nhĩ hoặc vỡ màng nhĩ.
Đầu tiên, hãy điều trị ngay bất kỳ bệnh nhiễm trùng tai giữa nào mà bạn gặp phải. Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
● Nghe kém
● Sốt
● Đau tai
● Nghẹt mũi
Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn gặp những triệu chứng này. Bạn có thể tìm cách điều trị để bảo vệ màng nhĩ khỏi tổn thương thêm.
Lần tới khi bạn định đi máy bay, hãy bảo vệ đôi tai của bạn. Sử dụng nút tai cân bằng áp suất, nhai kẹo cao su hoặc ngáp để tránh thay đổi áp suất. Bạn nên tránh bay khi bị ù tai hoặc có các triệu chứng giống cảm lạnh hoặc cúm.
Đảm bảo giữ cho tai của bạn không có dị vật. Tránh lấy ráy tai cứng ra bằng kẹp giấy hoặc tăm bông. Nếu không, bạn có thể có nguy cơ bị rách màng nhĩ.
Nếu bạn dự định tham gia một sự kiện ồn ào, bảo vệ tai của bạn bằng nút bịt tai.
Các liệu pháp và điều trị có thể cho lỗ thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ có tỷ lệ lành vết thương tự nhiên từ 78 đến 90% . Nếu vết thương không lành sau 6 tháng, bạn có thể bị mất thính lực dẫn truyền. Thay vì chờ đợi để tự lành, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nhỏ tai nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn. Nếu bạn bị đau, họ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm đau.
Một thủ thuật vá nhĩ có thể được đề xuất để đóng vết rách. Nếu vá nhĩ không thành công, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Phẫu thuật phổ biến nhất cho thủng màng nhĩ được gọi là tạo hình màng nhĩ.
Phẫu thuật viên sẽ ghép một miếng mô để đóng vết rách ở màng nhĩ. Bạn có thể về nhà ngay trong ngày trừ khi việc gây mê đòi hỏi thời gian nằm viện kéo dài hơn.
Những lỗ thủng lớn hơn và vết rách ở rìa màng nhĩ có thể cần phải phẫu thuật. Nếu nhiễm trùng tai gây thủng màng nhĩ, phẫu thuật cũng có thể hữu ích.
5 chiến lược chăm sóc tại nhà hiệu quả
Việc thủng màng nhĩ có thể là một tình huống khó chịu và lo lắng. Mặc dù lời khuyên y tế là điều tối quan trọng nhưng một số chiến lược chăm sóc tại nhà có thể hỗ trợ quá trình chữa bệnh và mang lại sự thoải mái. Dưới đây là hướng dẫn xử trí thủng màng nhĩ tại nhà.
1. Giảm đau nhẹ nhàng bằng cách chườm ấm
Chườm khăn ấm và khô là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để giảm bớt sự khó chịu. Điều này có thể được thực hiện bằng cách lấy một miếng vải sạch, làm ấm nó (đảm bảo nó không quá nóng) và nhẹ nhàng đặt nó lên tai bị ảnh hưởng. Lặp lại điều này trong suốt cả ngày khi cần thiết. Hơi ấm không chỉ mang lại tác dụng làm dịu mà còn có thể giúp giảm đau và viêm.
2. Giảm thiểu áp lực trong tai
Một khía cạnh quan trọng của việc chăm sóc bao gồm việc quản lý cẩn thận áp lực trong tai. Điều này rất quan trọng vì áp lực tăng lên có thể cản trở quá trình lành màng nhĩ bị thủng. Nên xì mũi nhẹ nhàng và không thường xuyên để tránh hiện tượng này. Việc thổi mạnh có thể tạo ra áp lực quá mức trong tai, dẫn đến khó chịu và có thể kéo dài quá trình lành vết thương.
3. Bảo vệ tai khi tiếp xúc với nước
Nước có thể là trở ngại đáng kể cho việc chữa lành vết thủng màng nhĩ. Vì vậy, điều cần thiết là giữ cho tai càng khô càng tốt. Trong khi màng nhĩ đang lành lại, hãy tránh các hoạt động như bơi lội hoặc lặn. Cân nhắc sử dụng nút tai hoặc mũ tắm để ngăn nước vào ống tai khi tắm. Biện pháp phòng ngừa này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng nặng hơn.
4. Giữ cho ống tai khô ráo
Đảm bảo rằng ống tai vẫn khô ráo là rất quan trọng. Độ ẩm trong ống tai có thể tạo môi trường thuận lợi cho nhiễm trùng, làm phức tạp quá trình lành vết thương. Nếu bạn nhận thấy tình trạng ẩm ướt liên tục, bạn có thể cần phải tái khám tại phòng khám tai mũi họng để thực hiện vệ sinh tai. Quy trình này loại bỏ chất dịch không mong muốn và giữ cho ống tai khô ráo, hỗ trợ quá trình lành vết thương.
5. Thận trọng với thuốc nhỏ tai
Mặc dù có nhiều loại thuốc nhỏ tai không cần kê đơn nhưng việc sử dụng chúng một cách thận trọng là điều cần thiết. Không nhỏ thuốc vào tai bệnh trừ khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ. Thuốc nhỏ tai không phù hợp hoặc sử dụng không đúng cách có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn, dẫn đến các biến chứng nặng hơn thậm chí có thể gây điếc. Một số loại thuốc nhỏ tai không dùng được cho màng nhĩ thủng.
Xử lý thủng màng nhĩ đòi hỏi một cách tiếp cận cẩn thận, kết hợp giữa lời khuyên y tế với các biện pháp chăm sóc thực tế tại nhà. Bằng cách làm theo các chiến lược này, bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả và hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Hãy nhớ rằng, mặc dù những lời khuyên này hữu ích nhưng chúng nên bổ sung chứ không thay thế được chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn lo lắng hoặc tình trạng trở nên tồi tệ hơn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.
>>>>> Tìm hiểu thêm thông tin về các bệnh lý Tai Mũi Họng tại đây!